KOS là gì? Xu hướng influencer marketing từ KOLs/KOCs?
Trong bối cảnh thị trường influencer marketingngày càng phát triển và cạnh tranh, sự xuất hiện của thế hệ Key Opinion Shoppers (KOS) đang mở ra một chương mới đầy tiềm năng. KOS được kỳ vọng sẽ tiếp nối và phát triển thành công từ thế hệ Key Opinion Leaders (KOLs) và Key Opinion Consumers (KOCs) trước đó. Liệu KOS có thực sự trở thành “ngôi sao mới” trong lĩnh vực Influencer Marketing (tiếp thị có ảnh hưởng), hay chỉ là một trào lưu nhất thời? Hãy cùng Ori phân tích và đánh giá tiềm năng của KOS trong bài viết này.
- KOS là gì?
KOS (Key Opinion Saler) là những người sáng tạo nội dung với kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp, am hiểu về ngành hàng và sản phẩm. KOS sử dụng nền tảng mạng xã hội dưới các hình thức như livestream hoặc video ngắn để quảng bá sản phẩm. KOS đóng vai trò như một nhân viên tư vấn trực tiếp giải đáp thắc mắc của khách hàng, trò chuyện cùng khách hàng, xây dựng lòng tin và thúc đẩy quá trình mua hàng diễn ra nhanh chóng hơn.
Theo cách hiểu này, KOS thực ra không mới – bản thân khái niệm có thể mới, nhưng cơ chế đằng sau khái niệm đã tồn tại. Ví dụ, một số KOLs phát trực tiếp thương mại điện tử nổi tiếng hàng đầu có thể được phân loại là KOS theo định nghĩa mới này.
- Tại sao nói KOS là thế hệ mới của KOLs/KOCs
1) Tiềm năng phát triển của thế hệ KOS
Theo báo cáo WeAreSocial Digital 2024, lượng người dùng TikTok tại Việt Nam đạt gần 68 triệu người, đứng thứ 5 trong số các quốc gia có lượng người dùng lớn nhất tại nền tảng này. Theo AccessTrade Việt Nam, việc mua sắm trực tuyến qua livestream có triển vọng thúc đẩy tới 20% doanh số bán hàng thương mại điện tử vào năm 2026.
Ba nền tảng livestream bán hàng phổ biến nhất là Facebook (31,9%), Shopee (30,9%) và TikTok (17,2%). Bình quân mỗi tháng có khoảng 2,5 triệu phiên livestream bán hàng, trong đó có sự tham gia của hơn 50 nghìn nhà bán hàng. Thống kê cho thấy, trung bình người Việt đành 13 giờ/tuần để theo dõi các phiên livestream bán hàng, mức độ chi trả đứng thứ 11 thế giới.
Báo cáo “Những xu hướng mới của người tiêu dùng Việt” do Cốc Cốc phát hành cũng chỉ ra rằng có tới 77% người Việt đa xtừng xem các phiên livestream bán hàng, và trong số đó có tới 67% người được hỏi thuộc thế hệ MIllennials (1981-1996) và 51% thuộc thế hệ GenZ (1997-2012). Một báo cáo về hành vi mua sắm của thế hệ GenZ tại Việt Nam do Kantar công bố cho thấy ⅔ GenZ tham gia khảo sát xem các nền tảng TMĐT là điểm khởi đầu cho hành trình mua sắm của họ, đồng thời thể hiện sự tin tưởng vào các nền tảng này để tìm hiểu về sản phẩm trước khi mua.
Shopee khảo sát hành vi mua sắm của Gen Z tại Việt Nam
Nhìn chung, mua sắm trên các sàn thương mại điện tử đang dần trở thành thói quen của người Việt, và đặc biệt là các hình thức như mua sắm qua video, mua sắm qua livestream đang là xu thế. Với đặc điểm thị trường như ở Việt Nam hiện nay, tiềm năng phát triển của KOS là rất lớn.
2) Tầm ảnh hưởng của KOS trên các nền tảng Mạng xã hội
KOS sẽ thực hiện các phiên livestream kết hợp với nhà bán hàng, đảm bảo cung cấp sản phẩm chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng với mức giá ưu đãi độc quyền. Mua sắm qua livestream thúc đẩy người tiêu dùng ra quyết định nhanh hơn do số lượng khuyến mãi có giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định.
Có thể nói, KOS có vai trò quyết định trong việc người tiêu dùng ra quyết định mua sắm sản phẩm. Nếu tương tác của KOS với người tiêu dùng tốt, KOS sẽ giúp nhà bán hàng có được thiện cảm và lòng tin từ người tiêu dùng, nhờ đó mà doanh thu bán hàng tăng trưởng tốt hơn.
- Thương hiệu có thể tìm kiếm KOS ở đâu?
Thương hiệu có thể tìm kiếm KOS thông qua các kênh sau:
- Trong nội bộ công ty: Các nhân viên bán hàng tại cửa hàng, nhân viên tư vấn sản phẩm trực tuyến hoặc các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan có thể là những KOS tiềm năng. Thương hiệu có thể tổ chức các chương trình đào tạo và khuyến khích nhân viên tham gia vào các hoạt động tiếp thị trên mạng xã hội.
- Trên các nền tảng mạng xã hội: Các nền tảng như Facebook, Instagram, TikTok… là nơi tập trung của nhiều người sáng tạo nội dung có khả năng bán hàng. Thương hiệu có thể tìm kiếm KOS thông qua hashtag, từ khóa liên quan đến sản phẩm hoặc lĩnh vực hoạt động, hoặc thông qua các công cụ tìm kiếm influencer.
- Thông qua các agency chuyên về influencer marketing: Các agency này có thể giúp thương hiệu tìm kiếm, lựa chọn và quản lý KOS phù hợp với mục tiêu chiến dịch.
- Tham gia các sự kiện, hội thảo liên quan đến ngành: Đây là cơ hội để thương hiệu gặp gỡ và kết nối với các chuyên gia, KOLs, KOCs và KOS tiềm năng.
- Tổ chức các cuộc thi, chương trình tuyển chọn KOS: Thương hiệu có thể tạo ra các sân chơi để thu hút và tìm kiếm những tài năng mới trong lĩnh vực bán hàng và tiếp thị trên mạng xã hội.
Bằng cách kết hợp nhiều kênh tìm kiếm, thương hiệu có thể mở rộng cơ hội tiếp cận và lựa chọn được những KOS phù hợp nhất để triển khai chiến dịch tiếp thị hiệu quả. - Thương hiệu nên triển khai chiến lược tiếp thị KOS như thế nào để mang lại hiệu quả cao?
Để tận dụng hiệu quả tiềm năng của KOS, thương hiệu cần xác định rõ mục tiêu chiến dịch, có thể là tăng doanh số, nâng cao nhận diện thương hiệu hoặc tạo nội dung chân thực. Việc lựa chọn KOS phù hợp cũng rất quan trọng, đảm bảo họ phù hợp với giá trị thương hiệu, có kiến thức chuyên môn và khả năng tương tác tốt. Xây dựng mối quan hệ bền vững với KOS thông qua việc cung cấp thông tin, hỗ trợ, tạo cơ hội hợp tác lâu dài và khen thưởng đóng góp của họ là điều cần thiết.
Ngoài ra, thương hiệu cũng nên đo lường và đánh giá hiệu quả chiến dịch bằng cách theo dõi các chỉ số quan trọng và điều chỉnh để tối ưu hóa kết quả. Việc tận dụng các nền tảng phù hợp như mạng xã hội, thương mại điện tử và website/blog cũng giúp KOS tiếp cận và tương tác hiệu quả với khách hàng. Cuối cùng, đảm bảo tính minh bạch bằng cách công khai mối quan hệ hợp tác và tuân thủ quy định pháp luật là yếu tố không thể thiếu trong chiến lược tiếp thị KOS thành công.
KOS, với sự kết hợp giữa kiến thức chuyên môn và kỹ năng bán hàng, đang nổi lên như một thế lực mới trong thị trường influencer marketing. Tuy nhiên, để khai thác tối đa tiềm năng của KOS, thương hiệu cần có chiến lược rõ ràng, lựa chọn KOS phù hợp và xây dựng mối quan hệ bền vững. Bên cạnh đó, việc đo lường và đánh giá hiệu quả chiến dịch cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa kết quả. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và xu hướng tiêu dùng, KOS được kỳ vọng sẽ tiếp nối thành công từ KOLs và KOCs, trở thành một kênh tiếp thị hiệu quả và mang lại giá trị cho cả thương hiệu lẫn người tiêu dùng.
Cre: Nhân Nguyễn TH